Cơ khí Quốc Dương là đơn vị uy tín tại Hải Phòng chuyên sản xuất các sản phẩm đúc cơ khí nói chung. Đúc đồng là một nhánh nhỏ trong lĩnh vực đúc kim loại màu tại đây. Để tìm hiểu thực tế quy trình đúc đồng tại cơ khí Quốc Dương, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
NỘI DUNG
1. Cơ khí Quốc Dương và kinh nghiệm sản xuất sản phẩm đúc
Cơ khí Quốc Dương thành lập từ năm 2006. Ngành nghề sản xuất chính của công ty là đúc và chế tạo chi tiết cơ khí bằng nhiều vật liệu. Trong đó công ty tập trung vào 2 lĩnh vực: đúc kim loại màu (đồng, nhôm, inox…) và đúc kim loại đen (gang, thép).
Các sản phẩm đúc kim loại màu tại cơ khí Quốc Dương được đánh giá cao nhờ “bí quyết” trong quá trình sản xuất. Chính kinh nghiệm 25 ở vai trò kỹ sư luyện kim của ông Lê Quốc Long – Giám đốc điều hành của Công ty TNHH Cơ khí Quốc Dương đã làm nên uy tín về chất lượng cho từng sản phẩm đúc.
2. Thực tế quy trình đúc đồng tại cơ khí Quốc Dương
Nhìn chung quy trình đúc tại cơ khí Quốc Dương sẽ diễn ra như hình mô tả bên dưới.
Từ hình mô tả, có thể khái quát quy trình đúc thành 5 bước: (1) Tạo mẫu, (2) Tạo khuôn, (3) Nấu chảy kim loại, (4) Rót khuôn, (5) Hoàn thiện sản phẩm.
Bước 1: Tạo mẫu
Để đúc ra một sản phẩm đồng bất kỳ đều cần dựa trên mẫu. Mẫu có thể là hiện vật hoặc mẫu ý tưởng. Khách hàng sẽ bàn bạc và đi đến thống nhất với bên doanh nghiệp. Người thợ từ yêu cầu của khách hàng sẽ liên tưởng, hình dung và sao chép để đảm bảo thành phẩm đúng ý khách hàng.
Sau đó người thợ cần chọn và tạo mẫu bằng đất sét hoặc cát chuyên dụng. Họ tiến hành đắp theo hình mẫu có sẵn. Công đoạn này quyết định đường nét trong sản phẩm có tinh xảo và chính xác hay không. Nếu mẫu ẩu thì chắc chắn kết quả cuối cùng là một phế phẩm không đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Bước 2: Tạo khuôn đúc sản phẩm
Xưởng cơ khí Quốc Dương sử dụng cả 2 phương pháp tạo khuôn rời và khuôn liền.
Đối với khuôn rời, người thợ đúc dùng loại khuôn hai lớp (khuôn trong, khuôn ngoài) lồng khớp nhau. Mỗi khuôn dùng được nhiều lần. Vật liệu làm khuôn chủ yếu là đất, trấu, giấy (hợp chất gồm đất sét, trấu, bột giấy trộn với nước và nhào kỹ).
Đối với khuôn liền, khuôn dùng 1 lần xong phải phá bỏ để lấy vật phẩm. Nguyên liệu tạo khuôn là đất sét, đất phù sa, trấu, than trấu, bột sạn đất chịu lửa và giấy dó. Đất phơi khô, đập nhỏ, rây lấy phần bột đất mịn. sờ mát tay. Than trấu cũng được rây lấy bột. Giấy dó đem nhúng nước để có độ dẻo.
Các loại nguyên liệu được trộn theo tỷ lệ quy định, nhào kỹ để tạo thành hỗn hợp dẻo. Phần khuôn lõi và khuôn ngoài khác nhau về thành phần hợp chất. Ví dụ khuôn trong (hay còn gọi là thao) được đắp chủ yếu bằng đất trấu sống. Trong khi đó khuôn ngoài (còn được gọi là bìa) đắp bằng hợp chất giấy sống. Hợp chất cán lên bề mặt khuôn trong là đất giấy sét gồm đất sét bột than trấu, giấy dó hòa nước.
Tại Cơ khí Quốc Dương, công nhân có thể sử dung khuôn tươi hoặc khuôn khô để lắp ráp khuôn lõi. Đối với khuôn khô, nhiệt độ sấy khuôn từ 1000 – 1200 độ C. Tùy theo yêu cầu đúc mà số lần nung khác nhau. Sau đó khuôn sẽ được lắp ráp lại thành hình sản phẩm.Lần nung cuối cùng là lúc rót đồng nóng chảy.
Bước 3: Nấu chảy kim loại đồng
Thực tế công đoạn này đã được bắt đầu khi thực hiện công đoạn sấy khuôn. Hai công đoạn sấy khuôn và nấu chảy kim loại thực hiện song song và đảm bảo độ nhịp nhàng. Để khi đồng nóng chảy cũng vừa kịp lúc khuôn đúc nóng đều, đủ nhiệt độ. Nồi nấu đồng làm bằng hợp chất đất sét trộn than trấu và bột gạch chịu lửa. Đây là khâu khó, tốn nhiều thời gian và đòi hỏi người thợ dày dặn kinh nghiệm, có khả năng phán đoán thời điểm đồng nóng chảy đạt yêu cầu.
Bước 4: Rót đồng nóng chảy vào khuôn
Khi đồng nóng chảy cũng là lúc khuôn đúc nóng đến nhiệt độ nóng đỏ thích hợp. Người thợ sẽ rót đồng vào khuôn đúc. Công đoạn đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn để đảm bảo sự an toàn cho người thợ và chất lượng sản phẩm đúc.
Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm
Khuôn và sản phẩm đúc được để nguội. Đối với khuôn ghép, khi thấy lớp đất phía ngoài khuôn phồng rộp tức đã đến lúc dỡ khuôn. Còn với khuôn liền, thợ sẽ đập khuôn để lấy vật đúc. Sản phẩm sau đó được đưa sang công đoạn làm sạch, làm nguội hoàn toàn.
Tuy nhiên sản phẩm mới đưa khỏi khuôn vẫn còn thô ráp. Lúc này người thợ gia công nguội bằng dũa, đục, đánh bóng hoặc thực hiện một số yêu cầu khác của khách hàng. Công đoạn sau cùng này có thể gọi là gia công cơ khí.
Xem thêm một số sản phẩm đúc tại cơ khí Quốc Dương: tại đây!
Nếu sản phẩm sau công đoạn làm nguội bị lỗi thì sẽ trở thành phế phẩm. Và chúng được đưa trở lại công đoạn nấu chảy.
Lời kết: Trên đây là 5 bước trong quy trình đúc đồng tại cơ khí Quốc Dương. Có thể thấy, đúc đồng là công việc rất vất vả và tốn nhiều thời gian. Bất kỳ một sai sót nhỏ nào trong quy trình trên đều tạo ra 1 phế phẩm thay vì 1 sản phẩm hoàn thiện đẹp mắt.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt hàng các sản phẩm đúc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn nhanh chóng. Cơ khí Quốc Dương là đơn vị uy tín lâu năm tại thị trường Hải Phòng chuyên gia công cơ khí chính xác, chế tạo sản phẩm đúc và kết cấu thép!
=> Điền thông tin để nhận tư vấn và báo giá chính xác nhất
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ QUỐC DƯƠNG
Nhà máy: Km 88, Quốc Lộ 5 mới, KCN Nam Sơn, xã Nam Sơn, huyện An Dương, Hải Phòng
HOTLINE: 0383 489 589
HOTLINE GĐ KỸ THUẬT – MR.LONG: 0904 184 501
EMAIL: ckquocduong@gmail.com
WEBSITE: https://cokhihaiphong.vn/
FANPAGE: Cơ khí Quốc Dương