Phương pháp làm khuôn – lõi đúc thủ công bằng tay được ứng dụng trong sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt quy mô nhỏ. Còn với quy mô sản xuất hàng loạt khối lượng lớn, việc ứng dụng máy móc vào các bước làm khuôn lõi đúc là cần thiết.
Ở phạm vi bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Cơ khí Quốc Dương tìm hiểu chi tiết về các bước làm khuôn đúc thủ công. Nhìn chung làm khuôn và lõi bằng tay có 1 số ưu nhược điểm sau:
– Làm được các khuôn lõi phức tạp, kích thước tùy chỉnh
– Độ chính xác không cao
– Năng suất thấp
– Chỉ thích hợp với mô hình sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhưng kích thước nhỏ
– Công nhân cần có trình độ tay nghề cao
Lưu ý: Dưới đây là các bước làm khuôn đúc bằng cát tươi (khuôn dùng 1 lần). Loại khuôn này được dùng phổ biến (so với khuôn bán vĩnh cửu/vĩnh cửu) vì tính sản xuất linh hoạt, giá rẻ.
1. Các bước làm khuôn đúc trên nền xưởng
Phương pháp này không sử dụng nửa hòm khuôn dưới. Bởi nền nhà xưởng đóng sẽ đóng vai trò đó. Tất nhiên hòm khuôn không thể di chuyển và cũng phải sấy khuôn tại chỗ.
Cách làm khuôn nền xưởng thích hợp khi vật đúc lớn, thấp.
Từ vật đúc mẫu hoặc bản thiết kế vật đúc (a), người thợ sẽ chế tạo ra mẫu đúc (b) gồm 2 nửa (nửa trên (2) và nửa dưới (1)). Sau đó tiến hành làm khuôn.
Bước 1: Sau bước chuẩn bị nền xưởng, người thợ ấn nửa mẫu dưới (1) xuống nền xưởng. Lưu ý cần đầm chặt và gạt phẳng (c). Đặt nửa mẫu phía trên (2) lên và dùng chốt cố định 2 nửa mẫu đúc.
Bước 2: Đặt thùng khuôn (3), mẫu hệ thống rót (4), đậu hơi (5) và đậu ngót (4). Đổ hỗn hợp cát làm khuôn, đầm chặt, làm phẳng và xuyên hơi.
Xem thêm: Yêu cầu cần biết trong thiết kế hệ thống rót trong khuôn đúc
Bước 3: Rút mẫu hệ thống rót, đậu hơi, đậu ngót. Khoét cốc rót (6a) và tinh chỉnh làm sạch.
Bước 4: Nâng hòm khuôn trên lên, quay 180° và để lên mặt phẳng (như nền nhà xưởng). Tiến hành rút các nửa mẫu đúc lên (f) (g).
Bước 5: Sửa/tinh chỉnh các nửa hòm khuôn, ráp chúng lại với nhau để thành khuôn đúc hoàn chỉnh (h).
Thợ kỹ thuật sau đó sẽ rót kim loại lỏng vào khuôn đúc. Đợi nguội và tiến hành phá khuôn và nhận được sản phẩm đúc (i). Cắt bỏ hệ thống rót, đậu hơi, đậu ngót, làm sạch vật đúc.
2. Các bước làm khuôn đúc hai hòm khuôn
Phương pháp này được sử dụng khi khuôn phải sấy trong lò, hoặc diện tích nền nhà xưởng không cho phép.
Nhìn chung, các bước làm khuôn đúc hai hòm khuôn tương tự phương pháp trên nền xưởng. Điểm khác duy nhất là có sử dụng nửa hòm khuôn dưới thay vì nền xưởng.
Bạn có thể xem chi tiết dưới đây:
Trước hết để làm khuôn đúc một chi tiết (a), ta cũng cần có mẫu đúc (b) được chia thành 2 nửa trên (2) và dưới (1).
Bước 1: Đặt nửa mẫu dưới (1) lên tấm mẫu (c)
Bước 2: Đặt hòm khuôn dưới (I) và đổ cát áo vào (c)
Bước 3: Đổ hỗn hợp làm khuôn (cát đệm) và đầm thật chặt
Bước 4: Gạt phẳng, xiên lỗ xông hơi
Bước 5: Lật ngược hòm khuôn dưới, ráp nửa mẫu đúc trên (2) với nửa dưới (d)
Bước 6: Lắp hòm khuôn trên (II) với hòm khuôn dưới (e)
Bước 7: Đặt mẫu hệ thống rót, đậu hơi, đậu ngót và đổ hỗn hợp làm khuôn vào hòm khuôn, đầm chặt (e)
Bước 8: Gạt phẳng hòm khuôn trên, xiên lỗ thông hơi, rút mẫu hệ thống rót, đậu hơi, đậu ngót; khoét cốc rót và tinh chỉnh (f)
Bước 9: Tháo rời 2 nửa khuôn trên và dưới, rút mẫu (g) (h)
Bước 10: Lắp khuôn, cân chỉnh, đặt lực đè khuôn (i)
Mời bạn đọc tham khảo video minh họa quy trình này:
3. Các bước làm khuôn nhiều hòm khuôn
Khi đúc các vật có hình dạng phức tạp, nhiều phân xưởng thường ứng dụng phương pháp này. Mục đích để tạo điều kiện cho việc rút mẫu.
Dưới đây là trình tự làm khuôn đúc trong 3 hòm khuôn. Cụ thể áp dụng cho đúc chi tiết ròng rọc. Hòm khuôn giữa có chiều cao bằng chiều cao phần lõm.
Trước hết, để đúc vật đúc cũng cần 1 mẫu đúc gồm 2 nửa trên và dưới (a).
Bước 1: Đặt nửa mẫu dưới lên tấm mẫu. Đặt hòm khuôn và cho hỗn hợp khuôn vào hòm. Đầm chặt, gạt phẳng (b)
Bước 2: Đặt nửa mẫu trên lên trên nửa dưới, lắp tiếp hòm khuôn giữa. Cho hỗn hợp làm khuôn vào khuôn, đầm chặt, gạt phẳng (c)
Bước 3: Lắp tiếp hòm khuôn trên, hệ thống rót, đậu hơi, đậu ngót; cho hỗn hợp khuôn vào hòm, đầm chặt, gạt phẳng (d)
Bước 4: Rút mẫu hệ thống rót, đậu hơi, đậu ngót
Bước 5: Nâng hòm khuôn trên lên, rút nửa mẫu trên (e)
Bước 5: Nâng hòm giữa lên, rút nửa mẫu dưới (g)
Bước 6: Sau khi sửa khuôn, tiến hành lắp khuôn (h)
Tạm kết: Trên đây là các bước của 3 phương pháp làm khuôn cát thường gặp. Thực tế với mẫu đúc phức tạp hơn, nhiều phân xưởng có thể áp dụng thêm các phương pháp khác. Như làm khuôn xén, làm khuôn bằng mẫu có miếng tời… Hoặc ứng dụng các kỹ thuật làm khuôn đúc bằng máy mà Cơ khí Quốc Dương sẽ giới thiệu ở 1 bài viết khác.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 3 công nghệ làm khuôn và lõi phổ biến trong đúc cơ khí
Quý khách hàng tại Hải Phòng và trên cả nước quan tâm dịch vụ đúc kim loại màu, đúc kim loại đen, gia công cơ khí chính xác và sản xuất kết cấu thép không gỉ, hãy liên hệ ngay đến Cơ khí Quốc Dương qua hotline hoặc địa chỉ Fanpage. Chúng tôi là đơn vị uy tín hàng đầu tại Hải Phòng, cam kết đem đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm tốt nhất!
Để nhận tư vấn báo giá chính xác nhất, vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc gửi yêu cầu theo form phía dưới.
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ QUỐC DƯƠNG
Nhà máy: Km 88, Quốc Lộ 5 mới, KCN Nam Sơn, xã Nam Sơn, huyện An Dương, Hải Phòng
HOTLINE: 0383 489 589
HOTLINE GĐ KỸ THUẬT – MR.LONG: 0904 184 501
EMAIL: ckquocduong@gmail.com
FANPAGE: Cơ khí Quốc Dương